Xem nhanh
Xem thêm:
- Quy định mức phạt nồng độ cồn
- Cơ sở sửa xe máy được tin dùng nhất
- Cửa hàng sơn xe máy giá tốt
Nồng độ cồn là gì? Ăn trái cây có nồng độ cồn không?
Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn trong hơi thở là chỉ số đo hàm lượng cồn có trong thức uống có cồn như bia, rượu. Độ cồn được tính theo số mililit etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở nhiệt độ 20°C.
Nồng độ cồn trong khí thở là phần trăm rượu, bia trong dòng máu và hơi thở của một người. Khi sử dụng đồ uống có cồn, dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ ethanol vào máu và đưa đi khắp cơ thể, trong đó có cả phổi. Vì vậy, dùng phương pháp thổi vào máy đo là có thể xác định được nồng độ cồn.
Ăn trái cây có nồng độ cồn không?
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết một số loại trái cây như vải, dứa, nho, xoài, sầu riêng… có chứa nồng độ cồn và có khả năng làm tăng nồng độ cồn trong máu.
Nguyên nhân là do các loại trái cây này chứa hàm lượng đường rất cao. Để ở môi trường không khí dễ lên men thì sẽ dẫn đến hiện tượng đường hóa rượu. Khi ăn các loại quả này, lượng đường hóa rượu sẽ bám vào khoang miệng nên thổi vào dụng cụ đo nồng độ cồn thì máy sẽ báo có cồn ngay.
Không riêng gì một số loại hoa quả kể trên mà thậm chí một số loại siro ho hay thuốc uống khi lên men cũng xảy ra hiện tượng đường hóa rượu.
Tuy nhiên, nồng độ cồn trong các loại thực phẩm này không cao và sẽ bay hơi nhanh chóng sau một thời gian ngắn.
Uống rượu bia sau bao lâu thì hết nồng độ cồn
ThS-BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng không thể xác định được thời gian chính xác sau khi uống rượu bia bao lâu thì hết nồng độ cồn. Bởi nồng độ cồn trong máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng rượu, loại rượu, nồng độ rượu và sức khỏe, cơ địa của từng người.
Thông thường, sau khi sử dụng đồ uống có cồn khoảng 1 tiếng thì gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết một đơn vị cồn nhất định. Tương đương ⅔ lon bia 330mm nồng độ 5%, 100ml rượu vang nồng độ 13,5%. Nồng độ cồn trong rượu vang thông thường dao động mức từ 5,5% đến 23% ABV. Đây là mức thấp và nếu uống lượng vừa phải mỗi ngày thì rất tốt cho cơ thể.
Cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở
Sau mỗi cuộc nhậu, người ta thường tìm cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh nhất. Cách giảm nhanh chỉ có tác dụng tạm thời, nồng độ cồn giảm chỉ trong thời gian ngắn. Đó là cách đối phó với máy đo nồng độ cồn của các tài xế khi gặp CSGT. Một số cách thường thấy là làm sạch khoang miệng (nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng, đánh răng, súc miệng), sử dụng đồ nặng mùi để khử mùi rượu trong miệng (hút thuốc lá, ăn mắm tôm). Ngoài ra bạn có thể vận động mạnh trước khi thổi hơi vào máy đo nồng độ cồn. Nín thở, thở nhẹ hay hít ngược vào trong phổi cũng là cách mà nhiều lái xe áp dụng.
Tham khảo thêm:
- Các món đồ chơi xe máy được yêu thích
- Hãng ắc quy xe Wave tốt nhất
Cách giảm nồng độ cồn trong khí thở khá hiệu quả là sử dụng thuốc giảm nồng độ cồn. Hiện nay còn có một số loại kẹo giải rượu, các thực phẩm chức năng giúp giải rượu nhanh chóng và hiệu quả.
Trên đây là hướng dẫn cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở nhanh và hiệu quả. Tất nhiên không thể hết được trong một thời gian ngắn nhưng sẽ có tác dụng nhất định giúp giảm nồng độ cồn nhanh hơn.