Các kỹ thuật sơn xe máy cực kỳ cơ bản đơn giản

Kỹ thuật pha sơn xe máy là những kỹ năng đòi hỏi tính kỹ thuật cao, từ những chi tiết nhỏ làm nên vẻ đẹp bên ngoài của chiếc xe máy đó là tác phẩm nghệ thuật trong lĩnh vực dịch vụ sơn xe máy. Nói chung đối với sơn xe máy cần phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật pha sơn xe máy.

Xem nhanh

    ky-thuat-son-xe-may

    Tham khảo thêm

    Kỹ thuật sơn xe máy

    Đối với kỹ thuật pha sơn xe máy cần đảm bảo các quy trình và công đoạn đúng và tiêu chuẩn sau:

    ky-thuat-son-xe-may

    Bước 1: Làm Nền

    Kiểm tra xe kỹ mức độ hư hại và tình trạng của các vết trầy xước. Xử lý những chỗ bị méo, gãy chân nhựa, vệ sinh xe. Làm sạch các vết trầy xước và khu vực cần sơn lại của chiếc xe máy, .

    Trong Quy trình kỹ thuật sơn xe máy thì đây là công đoạn tẩy đi những lớp sơn cũ giúp cho lớp sơn mới sẽ có độ ăn bám cao hơn.

     

    Sau khi làm sạch lớp sơn cũ, xe của bạn sẽ được sơn một lớp lót với sơn chống rỉ. Khi sơn lót khô sẽ tiếp tục đánh bằng giấy ráp ướt để làm khô bề mặt giúp thân xe không bị ăn mòn.

     

    Với kỹ thuật sơn xe máy đòi hỏi cẩn thận và khéo léo, tiếp theo dùng  sơn lót chuyên dùng như lót nhựa, lót kim loại để lót lại sản phẩm và mang qua sấy nhiệt 55 - 60 độ C.

     

    Dùng bột trét mềm trét lại các vết xước nhỏ, những chỗ lồi lõm.

     

    Dùng giấy nhám nhuyễn bọc lại toàn bộ sản phẩm sao cho toàn bề mặt sản phẩm thật mịn, không còn gồ.

    kỹ thuật pha sơn xe máy

     

    Bước 2: Sơn Màu

    Từ bảng code màu nhà sản xuất cung cấp, tiến hành pha sơn theo đúng tiêu chuẩn tỉ lệ.

    Sơn lót

    Sơn màu chính

    Áo lớp 2k bảo vệ

    Sấy, hấp ở nhiệt độ 55 - 60 độ C trong thời gian 45 phút - 60 phút.

    kỹ thuật pha sơn xe máy

     

    Bước 3: Đánh bóng xe

    Ở công đoạn này người thợ sẽ sử dụng một lớp xi bảo dưỡng để đánh bóng bề mặt làm lớp sơn hoàn thiện

    Dùng nhám mịn bọc đều toàn bộ sản phẩm.

    Dùng Bas Auto Colour thoa đều bề mặt, dùng máy đánh bóng chuyên dụng đánh đến khi bề mặt sản phẩm căng bóng là được.

    Dùng Clear Cost Safe (3M) thoa đều bề mặt sản phẩm rồi dùng máy đánh xơ lại, công đoạn này có thể bỏ qua, những người cẩn thận muốn sản phẩm được bền cao hơn có thể dùng

    Clear Cost Safe (3M).

    kỹ thuật pha sơn xe máy

     

    Kỹ thuật pha màu sơn xe máy

     

    Kỹ thuật pha màu sơn xe máy cần đòi hỏi pha đúng tỉ lệ màu để cho ra màu chuẩn nhất nó quyết định màu sơn khi hoàn thành có đẹp hay không, nó giống màu mình muốn sơn hay không.

     

    Kỹ thuật pha màu sơn xe máy có 2 kỹ thuật:

    Sơn 2 thành phần: là loại sơn có pha kèm dầu bóng thường dùng sơn những màu xe đơn sắc: Xanh, Vàng, Trắng…

    Sơn phủ bóng: là mình sẽ sơn một lớp trước rồi mới sơn dầu bóng sau.

    Chúng tôi khuyên bạn nếu chưa có kỹ thuật pha màu thủ công thì nên tập pha màu trên vi tính trước.

    kỹ thuật pha sơn xe máy

     

    Những màu sơn có:

    3 màu cơ bản: Đỏ, Vàng, Xanh dương là 3 màu thứ cấp thi trộn tỉ lệ 50:50

    3 màu thứ cấp: Cam, Xanh lá, Tím

    Theo vòng tròn của bảng màu khi bạn trộn màu đỏ với vàng sẽ được màu cam, Vàng với xanh dương sẽ được xanh lá, xanh dương với đỏ được màu tím.

    Đồng thời bạn sẽ thấy chúng đối lập nhau: Đỏ diệt xanh lá, cam diệt xanh dương, vàng diệt tím và ngược lại.

    kỹ thuật pha sơn xe máy

    Tỉ lệ pha sơn:

    Tỉ lệ pha sơn lót: có 2 loại sơn lót loãng và sơn lót đặc, có thể pha theo tỉ lệ phù hợp. Thường là tỉ lệ 1:1 đây là tỉ lệ pha sơn loãng.

    Pha sơn màu: Pha sơn màu với xăng thơm theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:1,5 (1 sơn màu và 1,5 xăng thơm)

     

    Với sơn bóng 2K thường được chia làm 2 loại:

    Bóng 2k 2:1 ( 2 bóng : 1 đóng rắn. Gồm lon 1l clear và 0,5l đóng rắn).

    Bóng 2k 4:1 ( 4 bóng : 1 đóng rắn. Gồm lon 1l clear và 0.25l đóng rắn).

    Pha loãng theo tỉ lệ sau:

    Bóng 2k tỉ lệ 2:1 Bỏ xăng thơm thêm 25% theo thể tích

    Bóng 2K tie lệ 4:1 Bỏ xăng thơm tầm 40% - 60% theo thể tích

    kỹ thuật pha sơn xe máy

    Sơn màu tự bóng: Pha chất đóng rắn và xăng 2k theo lượng nhà sản xuất. Sau khi sơn  thì bề mặt sẽ bóng luôn mà không cần lớp phủ bóng.

    Sơn màu phủ bóng: Pha loãng với xăng 2k sau khi sơn sẽ nhanh khô hơn loại trên nhưng không bóng như loại trên, cần phải phủ thêm lớp dầu bóng 2k mới tạo được độ bóng và khả năng bảo vệ lớp sơn chính khỏi tác động bên ngoài.

    kỹ thuật pha sơn xe máy

    Xem thêm: 

    Trên bài viết là kỹ thuật pha màu sơn xe máy, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đến cửa hàng sơn xe uy tín để sơn sẽ đảm bảo màu sắc lẫn chất lượng cho chiếc xe máy của bạn.

    Sau khi sơn xong, bạn nên chăm sóc hợp lý và  nên lau chùi thường xuyên với khăn mềm. Để xe luôn được mới thì sau 1 năm bạn nên đem xe đi đánh bóng lại bề mặt,

     

     

    Diem Hyo

    Diem Hyo

    Gọi cứu hộ khẩn cấp

    Gọi tư vấn kỹ thuật

    Gọi tư vấn mua hàng

    Zalo Tư vấn kỹ thuật

    Zalo Mua hàng

    Liên hệ

    Scroll