Các loại sơn chịu nhiệt cho pô xe máy hiệu quả nhất

Sơn chịu nhiệt cho pô xe máy là phương án được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Vì ở Việt Nam phương tiện tham gia giao thông xe máy chiếm số lượng lớn nhất, để đảm bảo không gây bỏng cho nhiều người chủ quan và đảm bảo chiếc xe êm ái trong vận hành cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Xem nhanh

    son-chiu-nhiet-po-xe-may

    Xe máy là một loại động cơ đốt trong, hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt rất nhanh. Bởi vậy, những ngày nắng nóng đến 40oC một chiếc xe máy bình thường lên đến trên 100oC chỉ sau 10 - 15 phút vận hành. Ống xả xe máy lúc này nhanh tỏa nhiệt là bởi nhiệt độ của môi trường cao. Và để hạn chế những tai nạn bỏng không đáng có từ ống xả xe máy thì phương án sơn chống cháy cho cổ pô xe được nhiều người lựa chọn vì mang lại hiệu quả cao.

    Xem thêm: 

    Bảng giá sơn lốc máy Sirius

    Ngắm tem xe Vision sành điện

    Loại sơn chịu nhiệt cho pô xe máy thịnh hành nhất

    Sơn chống cháy pô xe máy là loại sơn dùng để sơn lên bề mặt pô xe để tăng sự chịu nhiệt cho ống pô.

    son-chiu-nhiet-po-xe-may

    Thị trường hiện nay có nhiều dòng sản phẩm sơn chống cháy cổ pô xe máy. Những sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay  là:

     

    Sơn xịt chống cháy Bosny Hi - Temp (thương hiệu Bosny)

    Sơn chịu nhiệt sơn chống cháy cổ pô Bosny chia làm 2 loại có khả năng chịu nhiệt khác nhau gồm:

    Sơn xịt Bosny Hi - Temp 1200oF

    Sơn xịt Bosny Hi - Heat 600oF

    Sơn chống cháy sơn chịu nhiệt cổ pô xe máy Bosny Hi - Temp là s ản phẩm của Thái Lan có khả năng chịu nhiệt từ 600 - 1200oF. Là loại sơn rất dễ sử dụng, không cần pha loãng hay pha màu chỉ cần sử dụng trực tiếp lên bề mặt cần sơn.

    Ưu điểm: Dễ dàng sử dụng, bề mặt sau khi sơn đều và đẹp, loại sơn này có thể bám dính được trên hầu hết các bề mặt kim loại chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

    Sơn pô xe máy chịu nhiệt Bosny Hi - Temp sẽ giúp tăng tuổi thọ của pô, làm giảm nhiệt độ khi xe phải đi đường dài, giảm nguy cơ cháy pô.

    sơn chịu nhiệt cho pô xe máy

    Ngoài ra sơn chịu nhiệt Bosny Hi còn có công dụng trang trí, chống trầy xước, chống thấm và chống rỉ sét, chống ẩm và chống ăn mòn.

     

    Sơn chịu nhiệt Samurai - H2

    Chai sơn chịu nhiệt cho pô xe máy H2 là loại sơn chịu nhiệt Samurai là sản phẩm của Nhật Bản. Đây là dòng sơn trang trí khô nhanh, có thể chịu được nhiệt cao đến 600 độ C. So với các loại sơn thông thường khác loại sơn này không bị xỉn màu. Thể tích của chai sơn chịu nhiệt H2 là 300ml, đủ sơn cho một chiếc pô xe máy.

    Loại sơn này có thể chịu nhiệt tốt, chống cháy và kháng xăng.

    Độ bền từ 3 - 5 năm.

    sơn chịu nhiệt cho pô xe máy
    Với bình chịu nhiệt H2 Samurai chỉ dùng để sơn xe máy, không nên sử dụng chai sơn để sơn các bề mặt như gỗ, vành sắt, inox và bê tông….

     

    Sơn chịu nhiệt pô xe máy BKV

    Sơn chịu nhiệt cho pô xe máy BKV, đây là loại sơn được nghiên cứu và sản xuất tại Viện Hóa Học trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, được sự đầu tư của bộ Khoa học và Công nghệ.

    Được sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, đây là loại sơn có khả năng chịu nhiệt rất tuyệt, Loại sơn này có thể chống gỉ và chống cháy cho bề mặt kim loại ở độ bền cao và có khả năng bám chắc không cần sơn lót.

    sơn chịu nhiệt cho pô xe máy

     Là loại sơn vô cơ nên BKV không có mùi khó chịu. Nhưng bạn cần lưu ý, vì sơn vô cơ dung môi nước. khi sơn bạn cần phải nung lên để giữ nhiệt, sau đó mới sử dụng được.

    sơn chịu nhiệt cho pô xe máy

     Điều bất ngờ hơn chính là BKV đã giành được một số giải thưởng danh giá, trong đó có giải thưởng cúp vàng tại Techmart Asian.

     Cách sơn chịu nhiệt cho pô xe máy

    Làm sạch bề mặt: lau sạch dầu mỡ, bụi bám và những vết nước đọng trên bề mặt được phun sơn.

    Lắc mạnh chai sơn đến khi các hạt chuyển động tự do trong vòng 30 giây.

    Nên để giữ bình xịt cách 20cm với người, mở nắp nhựa và vòi phun hướng tới sản phẩm cần sơn.

    phun từng lớp một. Để mỗi lớp sơn khô trong khoảng 30 phút sau đó đó mới phun lớp tiết theo.

    Phơi khô 6 tiếng trước khi lắp vào xe.

    sơn chịu nhiệt cho pô xe máy

     

    Tham khảo thêm:

    Tham khảo giá phụ tùng xe máy chi tiết

     

    Cơ sở sửa xe máy chất lượng

    Kết luận:

    Chúng ta đã tìm hiểu xong sơn xe máy chịu nhiệt cho pô xe máy. Qua đánh giá các loại sơn chịu nhiệt trong bài viết, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được loại sơn phù hợp cho chiếc xe máy của bạn.

     

     

     

    Diem Hyo

    Diem Hyo

    Gọi cứu hộ khẩn cấp

    Gọi tư vấn kỹ thuật

    Gọi tư vấn mua hàng

    Zalo Tư vấn kỹ thuật

    Zalo Mua hàng

    Liên hệ

    Scroll